Giá như chúng ta quên đi tất cả điều đó thì quả rằng sự thật hiện ra trước mặt của bất kỳ nhà nghiên cứu nào rằng Qur’an không trùng hợp với tất cả những gì có trong các Thiên Kinh lúc đó, mà Nó đến để chỉnh sửa một số thông tin sai lệch (đã bị thay đổi bởi một số học giả tôn giáo) và bổ sung điểm thiếu sót của một số câu chuyện đồng thời tiết lộ những gì mà họ đang che giấu, làm rõ một số niềm tin hay phẩm chất đạo đức lệch lạc được một số học giả cho đó là hình thức tôn giáo của các vị Thiên Sứ mà chúng không liên quan gì đến tôn giáo cả.
Thật ra Qur’an có đầy đủ các hình ảnh thí dụ về điều này.. Với tất cả những điều này thì Muhammad có thể nào lại là học trò của họ để nhận lấy các thông tin đó từ họ?!. Một sự thật lịch sử biệt đải: Một người nghiên cứu công bằng chớ đừng bỏ lỡ cơ hội để dừng lại suy ngẫm lâu hơn.. Chẳng phải Sứ Giả của Islam Muhammad là một người Ả Rập sao? Chẳng phải lịch sử đã cho chúng ta biết rằng cộng đồng người dân Ả Rập của Người tại thời điểm đó không hề sở hữu một loại hình nghệ thuật nào đáng tự hào ngoại trừ tài hùng biện? Kỹ năng của họ chỉ là sáng tác văn thơ mà họ thường tổ chúc các diễn đàn và hội hè đình đám cho mục đích văn thơ này. Một bộ lạc có thể vang danh hay bị coi thường chỉ vì một bài thơ nói về họ!
Các nguồn tham khảo về lịch sử và văn học đã cho chúng ta biết rằng hầu như không ai trong số họ sáng tác một bài thơ hoặc văn xuôi mà không ai đưa ra lời bình luận nhằm hoàn chỉnh lại khuyết điểm, bổ sung điểm bỏ sót, phản biện theo cách riêng của mỗi tác giả. Đây chính là sân chơi của họ, tượng trưng cho sức mạnh và danh dự của họ. Thế thì tại sao khi một kẻ thù không đội trời chung của họ xuất hiện, một người mà họ không cần phí công tốn sức để chiến tranh hay đánh bại. Nhân vật này đã thách họ để mang đến một tác phẩm như Qur’an hay chỉ là một phần nhỏ của Qur’an nhưng họ không thể đối mặt với lời thách đố này ngoại trừ việc lặng thinh không đáp và tránh chạm trán! Chẳng lẽ Muhammad không sợ đằng sau của sự thách thức này, có thể khơi dậy lòng ác cảm của họ từ một trong những kỹ năng đặc biệt và điểm mạnh nhất của họ, rồi khiến họ đứng ra so tài với Người từng cá nhân hay tập thể để đánh bại Người và chứng minh cho mọi người thấy sự giả dối mà Người mang đến sao!
Giả sử rằng Người đã can đảm thách thức như vậy khi biết khả năng người dân của mình, nhưng sao Người lại có thể quả quyết khẳng định ngay cả các thế hệ sau này cho tới ngày tận thế rằng họ sẽ không có khả năng mang đến một kinh sách như Qur’an hoặc chỉ một phần của Qur’an, cho dù họ có hợp sức với nhau đi chăng nữa?! Đó thực sự là một hành động không ai mạo hiểm ngoài một người với trái tim chứa đầy niềm tin vững chắc về những gì mà mình cho người khác biết.. Sự việc thực sự đúng như thế, người Quraish cũng như các nhà tài hùng biện khác không can đảm sáng tác ra lời văn nào như Qur’an hay chỉ vài phần của Qur’an. Đây là sự thật đã diễn ra từ thời kỳ đó đến tận ngày nay. Cho dù ai đó đã nỗ lực hoặc có ý định muốn thử nghiệm điều đó trong suốt lịch sử thì chỉ nếm mùi thất bại tồi tệ, trở thành một trò cười cho quần chúng, một nguyên nhân của sự chế giễu, khinh miệt văn học..