Người Muslim tin rằng động vật nên được đối xử như thế nào?

Tiêu đề câu hỏi

Người Muslim tin rằng động vật nên được đối xử như thế nào?

Islam đã từ lâu quan tâm đến quyền và đối xử công bằng với động vật. Thiên Sứ Muhammad đã cấm nhiều hành vi độc hại và tàn ác đối với động vật, và Người đã dạy rằng việc tử tế với động vật được đánh giá cao và có thể được thưởng to lớn vào Ngày Sau.

Islam đã cấm việc bỏ đói, làm đau đớn, bắt buộc động vật mang nặng quá tải, và tiêu khiển giải trí bằng cách gây hại cho chúng. Quan điểm này đã được thực hành trong giáo luật Islam hơn 14 thế kỷ, khá lâu trước khi các tổ chức bảo vệ động vật hiện đại ra đời.

Tuy hiệp hội đầu tiên về quyền động vật thành lập vào năm 1824, và luật đầu tiên về việc gây hại đến động vật chỉ được công nhận vào năm 1949 tại Anh quốc, Islam đã nắm bắt và áp dụng những giới hạn và quy tắc này từ hàng ngàn năm trước.

Câu chuyện về người phụ nữ cứu con chó khát trong lời kể của Thiên Sứ Muhammad là một ví dụ rõ ràng về tôn trọng và lòng nhân ái đối với động vật trong văn hóa và giáo dục của Islam.

Quan tâm đến động vật: Có nhiều lời di huấn của Thiên Sứ Muhammad đã kêu gọi cần quan tâm đến quyền của động vật, quy định một phần thưởng to lớn ở Ngày Sau khi hành động tử tế với chúng, nghiêm cấm các hình thức gây hại, cảnh báo về sự trừng phạt mạnh mẽ của Thượng Đế đối với ai mắc phải sai lầm này. 

Trong khi tổ chức đầu tiên bắt đầu quan tâm đến quyền lợi của động vật chỉ được hình thành tại Anh quốc vào năm 1824 với tên gọi Hiệp hội Hoàng gia Bảo vệ Quyền Động vật. Luật đầu tiên được giới thiệu trong thời kỳ hiện đại chỉ nghiêm cấm hành vi gây hại đến động vật được công nhận vào năm 1949 tại Anh quốc thì Islam đã nghiêm cấm gây hại đến động vật hơn 14 thế kỷ qua. Điều này được tìm thấy rất nhiều trong giáo huấn của Thiên Sứ Muhammad, điển hình như cấm bỏ đói hoặc làm đau đớn động vật, cấm bắt chúng gánh nặng quá khả năng hoặc cấm tiêu khiển giải trí bằng cách gây hại đến chúng và cấm cả việc đánh đập vào mặt của chúng, song song với những giáo điều phổ biến khác trong các tài liệu tham khảo của giáo luật Islam. 

Có lẽ đọc giả sẽ cảm nhận được Islam quan tâm đến động vật như thế nào khi đọc những lời nói của Thiên Sứ Muhammad như Người từng cho mọi người biết rằng:

“Một người phụ nữ hành nghề mại dâm (một hành vi được kịch liệt bị nghiêm cấm trong Islam) nhìn thấy một con chó gần như sắp chết khát thì thấy thương xót con chó này. Cô ta liền cởi chiếc giày dùng nó múc đầy nước từ cái giếng. Sau đó, cô ta cho nó uống, thế là Allah đã tha thứ tội lỗi cho cô ta vì việc làm đó”

(Al- Bukhari: 3280).

Islam đã cấm bỏ đói, làm đau đớn động vật, cấm bắt chúng gánh nặng quá khả năng hoặc tiêu khiển giải trí bằng cách gây hại đến chúng vào năm 632 TL.

Hiệp hội đầu tiên về quyền động vật là vào năm 1824. 

Bộ luật đầu tiên quy định hình sự đối với việc gây hại đến động vật đã được công nhận ở Anh vào năm 1949.

Choose Your Language