Sứ Giả Muhammad trong mắt của những người có tư tưởng công bằng

Tiêu đề câu hỏi

Sứ Giả Muhammad trong mắt của những người có tư tưởng công bằng

Các nhân vật và nhà văn nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã biểu lộ sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Thiên Sứ Muhammad. Mahatma Gandhi nêu rõ sự tinh tế, trung thực và đạo đức của Muhammad, cho rằng Người chứng minh sứ mệnh không dựa vào sức mạnh vũ trụ. Michael H. Hart xếp Muhammad đầu bảng trong danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử. Các tác giả và triết học khác cũng ca ngợi sự tôn quý và thành tựu đặc biệt của Muhammad trong lịch sử nhân loại. Tất cả những lời khen này thể hiện tôn trọng sâu sắc đối với cuộc đời và sứ mệnh của Thiên Sứ Muhammad.

Người trung thực bất kể trình độ văn hóa của mình khi nghiên cứu về lịch sử của Thiên Sứ Muhammad đều kinh ngạc và ngưỡng mộ tất cả các chi tiết của tiểu sử vượt thời gian đó. Bởi thế, chúng ta thấy các học giả, nhà triết học và các nhà văn từ bốn phương trời đều chứng kiến điều này khi họ đã viết nó thành những cuốn sách và bài báo. Trong đó:

Gandhi nói trong tờ báo (‘Young India’, 1924):

 “Tôi muốn biết phẩm chất của người đàn ông đã chiếm lấy trái tim của hàng triệu con người.. Tôi thực sự đã bị thuyết phục hoàn toàn và tin rằng gươm đao không phải là phương tiện mà Islam dùng để giành lấy vị trí của mình mà là do sự giản dị của vị Sứ Giả Muhammad được thể hiện qua sự tinh tế và trung thực của Người trong lời hứa, sự cống hiến, sự tận tâm của Người đối với các bạn hữu và môn đồ cũng như sự can đảm của Người với sự tự tin tuyệt đối vào Thượng Đế và sứ mệnh của mình. Đây là những phẩm chất đã mở đường và giúp vượt qua những khó khăn chứ không phải là gươm đao. Sau khi tôi đọc xong phần hai về cuộc đời của vị Sứ Giả này thì tôi cảm thấy thật tiếc vì không đủ tài liệu để tìm hiểu nhiều hơn về cuộc đời tuyệt vời này của Người”.

Mahatma Gandhi, bình luận trên ‘Young India’ ngày 11/9/1924.

Ông Michael H. Hart, trong cuốn sách nổi tiếng của ông “100 Nhân Vật Có ảnh Hưởng Nhất Trong Lịch Sử”, ông đã xếp Muhammad đầu bảng và giải thích nguyên nhân cho sự lựa chọn của mình, ông nói: “Quả thật, sự lựa chọn của tôi đối với Muhammad để thành nhân vật đầu tiên trong các nhân vật quan trọng và vĩ đại nhất của lịch sử có thể gây bất ngờ cho đọc giả nhưng ông thực sự là một người đàn ông duy nhất trong suốt lịch sử đã thành công bật nhất trong cả hai lĩnh vực: tôn giáo và thế tục”. 

Michael H. Hart trong “100 Nhân Vật Có ảnh Hưởng Nhất Trong Lịch Sử” trang 33. 

Nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Alphonse de Lamartine nói trong cuốn sách của ông “Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ”: “Quả thật mục đích cao cả, các phương tiện yếu kém, thành tựu vĩ đại là ba thuộc tính của những người thiên tài. Thế ai có thể đưa Muhammad so sánh với bất kỳ nhân vật vĩ đại khác trong lịch sử ư?”

 (tập 1 trang 111).

Nhà triết học Ấn Độ Koneru Ramakrishna Roa nói

“Hoàn cảnh đã thay đổi, nhưng Muhammad không thay đổi, dù trong chiến thắng hay thất bại, quyền lực hay trong nghịch cảnh, giàu có hay nghèo khổ. Ông ta vẫn là người đàn ông đó, vẫn với những phẩm chất và đức tính đó, phù hợp với ý muốn của Allah đối với tất cả các vị Thiên Sứ mà không bao giờ có sự thay đổi.”

 (“Muhammad, vị Thiên Sứ của Islam” trang 24).

Một nhà thơ vĩ đại của Đức, Goethe, nói về bản thân mình trong một lá thư gửi người mình yêu, để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông đối với Islam và Muhammad: (Quả rằng, mặc dù ông đã bảy mươi nhưng sự ngưỡng mộ của ông đối với Islam không bao giờ suy giảm, nhưng sự ngưỡng mộ đó ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa). 

Katharina Momsen đã trích dẫn câu nói của Goethe trong cuốn sách của mình: “Goethe und die arabische Welt” trang 177.

James William Hampson Stobart nói: “Không có một ví dụ nào trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại tựa gần với tính cách của Muhammad.. Mặc dù ông ta chỉ sở hữu những phương tiện vật chất không bấy nhiêu nhưng đã mang lại những thành tích hiếm hoi đến dường nào. Nếu chúng ta nghiên cứu lịch sử từ khía cạnh này thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy một nhân vật tỏa sáng rực rỡ ngoài vị Thiên Sứ Người Ả Rập này”.

 “Islam và người sáng lập của nó”, London: Hiệp hội Quảng bá kiến thức Kitô giáo, trang 227-228.

Simon Ockley viết trong cuốn sách của ông, “Lịch sử đế chế Islam”: “Sự lan truyền của Islam không phải là điều đáng ngạc nhiên, mà là ở sự liên tục và tính ổn định của nó qua các thời đại. Điều ấn tượng tuyệt vời do Muhammad đã khắc chạm tại Makkah và Madinah vẫn còn có vẻ đẹp và sức hút mạnh tương tự trong trái tim của người Ấn Độ, châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc những người mới làm quen với Qur’an”. 

(“Lịch sử của Đế quốc Saracen” trang 45).

Choose Your Language